CASHFLOWCLUB_K33
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CASHFLOWCLUB_K33

BAN CO THE THAT BAI TRONG HANH DONG NHUNG KHONG BAO GIO DUOC THAT BAI TRONG Y TRI!!!
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Latest topics
» You don’t even know how very special you are(last)
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyWed Sep 03, 2008 9:37 pm by ____x____

» LOGO CUA CHUNG' TA! MOI NG XEM RU`I CHO Y KIEN NHOA!
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyTue Aug 19, 2008 1:17 pm by dinh_cute9789

» HOT BOY NÈ!!!!^_^@@@
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyMon Aug 18, 2008 6:32 pm by Rogfed

» nha` khoi nghiep tre
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyFri Aug 15, 2008 11:11 pm by chuotngao

» nhà khởi nghiệp trẻ(3)
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyFri Aug 15, 2008 11:33 am by dragozboy

» nha` khoi nghiep tre
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyFri Aug 15, 2008 9:59 am by dinh_cute9789

» OH HAPPY HAPPY DAY !! OH HAPPY SMILE @@
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptySat Jul 26, 2008 11:00 pm by Khách viếng thăm

» suy nghĩ về "văn minh làm giàu" và ...hồi ức
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyTue Jul 01, 2008 11:11 pm by chuotngao

» Những lời chí tình bất hữu!
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyMon Jun 30, 2008 10:24 pm by chuotngao

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Poll
BẠN HỌC Ở GIẢNG ĐƯỜNG NÀO?
A. 13K33
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_lcap63%Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_rcap
 63% [ 5 ]
B. 14K33
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_lcap0%Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_rcap
 0% [ 0 ]
C. 15K33
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_lcap25%Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_rcap
 25% [ 2 ]
D. OTHERS
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_lcap13%Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Vote_rcap
 13% [ 1 ]
Tổng số bầu chọn : 8
Social bookmarking
Social bookmarking reddit      

Bookmark and share the address of on your social bookmarking website

Bookmark and share the address of CASHFLOWCLUB_K33 on your social bookmarking website

 

 Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào?

Go down 
Tác giảThông điệp
dinh_cute9789
Admin
dinh_cute9789


Nam Tổng số bài gửi : 55
Age : 34
Đến từ : tp ho chi minh, viet nam
Job/hobbies : Student
Registration date : 16/06/2008

Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào?   Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào? EmptyTue Jun 24, 2008 3:52 pm

Mặc dù dự kiến đến năm 2010, sau khi lấy ý kiến của các thành viên thị trường, Luật Chứng khoán (LCK) sửa đổi mới chính thức được ban hành, nhưng ngay tại Hội thảo rà soát LCK sau 1 năm có hiệu lực vừa diễn ra, các thành viên tham dự đều cho rằng, thời gian đã quá gấp gáp, trong khi vẫn có khá nhiều vấn đề trong các văn bản hướng dẫn luật cần được đem ra mổ xẻ.


Một loạt ý kiến đóng góp được đưa ra đã cho thấy nhiều quan điểm đề nghị sửa đổi, bổ sung nội dung của LCK và hướng dẫn luật hiện hành...

CTCK có được "lấn sân"?

Được coi là "ý kiến lạ", khi ông Lê Hồ Khôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCK Tràng An (TAS) đề nghị, nên cho phép các CTCK có quyền quản lý danh mục đầu tư (QLDMĐT) của khách hàng. Hiện QLDMĐT là nghiệp vụ hoạt động chính của công ty quản lý quỹ, song hiện không ít khách hàng có tiềm lực tài chính mở tài khoản giao dịch tại CTCK và muốn được QLDMĐT tại đây. "Họ muốn danh mục đầu tư của mình được quản lý bởi CTCK, chứ không phải công ty quản lý quỹ, để khi cần thiết có thể trực tiếp can thiệp vào việc đầu tư. Đồng thời, tạo cơ hội cho CTCK giữ chân khách hàng bằng 1 nghiệp vụ mới cũng như thu hút thêm lượng khách hàng đến giao dịch", ông Khôi nói.

Về vấn đề này, ông Robert D. Strahota, Chuyên gia tư vấn USAID/STAR - Việt Nam, đơn vị tư vấn chính cho LCK và văn bản hướng dẫn sửa đổi lần này cho biết, một số nước cũng cho phép CTCK có tài khoản riêng, tùy nghi phục vụ cho việc QLDMĐT, song không được sử dụng danh mục đầu tư của khách hàng. Tuy nhiên, phí QLDMĐT của CTCK thường cao hơn so với tại các công ty quản lý quỹ.

Đồng quan điểm với ông Khôi, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch HĐQT CTCK VnDirect cho rằng, CTCK mặc dù có tới 5 nghiệp vụ hoạt động nhưng có những thời điểm chỉ triển khai duy nhất hoạt động môi giới. "Thị trường nóng thì còn đỡ, thị trường như thế này thì nguồn thu của CTCK rất hạn chế. Nếu CTCK được hỗ trợ bằng 1 sản phẩm mới thì đó sẽ là cơ hội hấp dẫn thêm nhiều người chơi. Ở một số nước, không cần giấy phép cho dịch vụ QLDMĐT, CTCK vẫn có thể thực hiện", bà Hương cho biết.

Liên quan đến CTCK, Quyết định 27/2007/QĐ-BTC quy định: "Tổng các khoản đầu tư CK, góp vốn vào công ty khác và cho vay của CTCK không được vượt quá 30% vốn chủ sở hữu". "Như vậy, CTCK sẽ làm gì với số tiền còn lại, nhất là các CTCK có vốn chủ sở hữu lớn như SSI, Kim Long…? Nếu không cho NĐT vay thì số tiền hàng trăm tỷ đồng đó chỉ còn cách đem gửi vào ngân hàng. Vẫn biết quy định này nhằm mục đích quản lý an toàn tín dụng, song nếu nhìn nhận CTCK với vai trò vừa là nhà cung cấp dịch vụ, vừa tham gia đầu tư chứng khoán như hiện nay thì đây có phải là tỷ lệ quá nhỏ? ", ông Khôi nêu vấn đề.

Việc đưa ra quy định CTCK không được ưu tiên đặt lệnh trước khách hàng được đại diện nhiều CTCK cho là chưa hợp lý. Theo ông Khôi, nếu áp dụng đúng như vậy thì lệnh của CTCK khó có thể được nhập vào hệ thống, khi rơi rớt vào cuối phiên giao dịch. Còn ông Nguyễn Minh Giang, Phó tổng giám đốc CTCK Ngân hàng Công Thương thì cho rằng, vấn đề ở đây hoàn toàn là câu chữ, ngôn từ cần rõ ràng để NĐT không nhầm tưởng CTCK có ý đồ không tốt và quan trọng là cần chú ý tới vế "tại cùng 1 thời điểm".

Ông Khôi cho biết thêm, việc yêu cầu CTCK phải cập nhật thông tin (lợi nhuận, khả năng chịu đựng rủi ro, kỳ vọng, quan hệ nhân thân... của khách hàng 6 tháng/ lần là điều không cần thiết, khi CTCK có số lượng tài khoản lớn và có quan hệ họ hàng rất phức tạp.

Xử lý vi phạm: hướng tới tịch thu toàn bộ

Về xử lý các hành vi vi phạm, hầu hết đồng nhất quan điểm nâng mức xử phạt lên. Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) cho rằng, việc ra mức xử phạt hợp lý còn căn cứ trên cơ sở các cam kết quốc tế mà trước hết là luật trong nước, song đang bị vướng bởi luật hình sự, nên mức xử phạt cho các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, mức cao nhất vẫn không vượt quá con số 1 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó giám đốc TTGDCK Hà Nội (HASTC) hy vọng, trong tương lai các hành vi vi phạm sẽ được xử phạt mạnh tay hơn, chẳng hạn như việc tịch thu toàn bộ số tiền từ việc giao dịch bất hợp pháp.

Liên quan đến vấn đề quản trị công ty (QTCT), ông Trung cho rằng, QTCT hiện là vấn đề nan giải của hầu hết DN Việt Nam, khi trên thực tế chỉ có rất ít công ty áp dụng quy chế QTCT, chất lượng thực hiện QTCT còn rất yếu, một phần là do chế tài chưa đủ, trong khi đây là vấn đề sống còn đối với DN nước ngoài. Về áp dụng điều lệ mẫu, theo ông Robert, chúng ta cũng không nhất thiết phải áp dụng duy nhất 1 điều lệ mẫu cho mọi đối tượng là công ty niêm yết.

Bà Vũ Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch UBCK cho rằng, dù có những cách hiểu khác nhau, nhưng hầu hết ý kiến trên đều hữu ích và cần được xem xét. Sắp tới, UBCK sẽ công bố dự thảo LCK sửa đổi và các văn bản hướng dẫn lên website để lấy ý kiến rộng rãi của thành viên thị trường.


Quy định về công bố thông tin của cổ đông nội bộ trước và sau khi giao dịch vẫn còn nhiều bất cập

Ông Nguyễn Vũ Quang Trung, Phó giám đốc HASTC


HASTC đưa ra một số góp ý về dự thảo LCK sửa đổi và các văn bản hướng dẫn như sau.

Thứ nhất, đối với việc phát hành thêm của các công ty niêm yết, cần quy định cụ thể thế nào là 1 đợt phát hành thành công, có thể dựa trên cơ sở tỷ lệ thực tế phát hành được so với số lượng đăng ký phát hành. Cũng cần quy định thêm về việc xử lý số lượng CP còn lại như thế nào để tạo thuận lợi cho việc đăng ký niêm yết bổ sung cho DN, do đặc thù TTCK Việt Nam phải điều chỉnh giá tham chiếu giao dịch.

Thứ hai, cần quy định cụ thể về thời gian và hình thức của việc chấp thuận hay không chấp thuận kết quả chào bán của DN sau khi thực hiện phát hành (theo quy định hiện hành, các DN sau khi thực hiện chào bán xong sẽ phải báo cáo với UBCK, HASTC hay HOSE. Hiện nay, chưa có quy định UBCK phải có thông báo chấp thuận. Điều này sẽ gây khó khăn cho HASTC và HOSE, cũng như Trung tâm Lưu ký, trong trường hợp UBCK phản đối kết quả chào bán sau khi đã được chấp thuận niêm yết bổ sung CP phát hành thêm).

Thứ ba, theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP, trong hồ sơ đăng ký niêm yết phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán của Trung tâm Lưu ký. Trong thực tế, do một số điều kiện kỹ thuật, cơ quan này chỉ cấp giấy chứng nhận này sau khi hồ sơ đó được chấp thuận niêm yết về nguyên tắc. Khi hệ thống TTLK được nâng cấp về năng lực sẽ xử lý được vấn đề này.

Thứ tư, quy định về công bố thông tin của cổ đông nội bộ trước và sau khi giao dịch vẫn còn nhiều bất cập, khi theo quy định hiện hành thì cổ đông nội bộ muốn bán hay mua CP thì phải thông báo trước 1 ngày, nhưng có trường hợp, chiều ngày X mới thông báo cho HASTC, đến ngày X+1 thì Trung tâm mới thực hiện công bố thông tin, nhưng ngay trong ngày X+1, cổ đông nội bộ đã thực hiện giao dịch, làm mất hiệu lực của việc thực hiện công bố thông tin, hay nói khác, thông tin đã không được phản ánh vào giá chứng khoán.
Về Đầu Trang Go down
https://cashflowclubk33.forumvi.com
 
Luật Chứng khoán: Sẽ sửa thế nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI TĂNG GIÁ
» CHXH KHOA HỌC
» Sinh viên chơi chứng khoán
» Chứng khoán niêm yết, đi lên trong … hy vọng
» Nghệ thuật và khoa học xây dựng kế hoạch

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CASHFLOWCLUB_K33 :: TIN TỨC :: CHỨNG KHOÁN-
Chuyển đến